By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Dạy Cách Nấu Ăn
  • Trang chủ
  • Ẩm Thực Đó Đây
    • Ẩm Thực Hàn Quốc
  • Nấu ăn
    • Bún
    • Đồ uống
    • Gỏi / Nộm
    • Làm bánh
    • Món Ăn Sáng
    • Món Ăn Vặt
    • Món Canh
    • Món Chay
    • Món Mặn
    • Món Ngon Các Nước
    • Món Ngon Cho Bé
    • Món Ngon Cuối Tuần
    • Món Ngon Ngày Lễ
    • Nước chấm
    • Súp
    • Xôi
  • Sức khỏe
    • Nuôi con
    • Sau sinh
    • Mang thai
  • Mẹo vặt
  • Làm Đẹp
  • Liên hệ
Notification
Dạy Cách Nấu ĂnDạy Cách Nấu Ăn
Aa
Search

Top Stories

Explore the latest updated news!

Mách bạn cách làm socola sao cho đẹp và ngon để làm quà tặng

4

Hướng dẫn cách làm bánh tiêu thơm ngon nóng hổi ngay tại nhà

4

Cách nấu cháo hàu ngon lành bổ dưỡng cho cả gia đình

2

Stay Connected

Find us on socials
248.1k Followers Like
61.1k Followers Follow
165k Subscribers Subscribe
Made by ThemeRuby using the Foxiz theme. Powered by WordPress
Dạy Cách Nấu Ăn > Blog > Sức khỏe > Nuôi con > Trầm cảm ở trẻ em – Dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi
Nuôi con

Trầm cảm ở trẻ em – Dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi

Minh Tâm
Last updated: 2023/07/02 at 6:10 Chiều
By Minh Tâm Add a Comment
Share
SHARE

Trầm cảm ở trẻ em – Dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi

Trầm cảm là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn?

Contents
Trầm cảm ở trẻ em – Dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổiDấu hiệu trầm cảm ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi:Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 3-5 tuổi:Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 6-8 tuổi:Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 9-12 tuổi:

Không đâu!

Đây là căn bệnh nguy hiểm mà rất nhiều đứa trẻ mắc phải.

Bài viết dưới đây Góc Ẩm Thực sẽ bật mí cho bạn những dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em theo từng độ tuổi. Cùng tham khảo nhé!

Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ, có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thầnĐây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ trong tương lai, các giai đoạn trầm cảm kéo dài và nghiêm trọng hơn. Trầm cảm không được điều trị trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên có thể gây nguy cơ tự tử.

Theo nghiên cứu, các dấu hiệu thường gặp của trầm cảm ở trẻ em:

  • Buồn rầu, khóc lóc
  • Khó chịu, bực bội, giận dữ ngày càng gia tăng
  • Thay đổi lớn trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ (ví dụ sụt cân mạnh, mất ngủ).
  • Có xu hướng chống đối
  • Uể oải, mệt mỏi mạn tính
  • Cô lập, thu mình khỏi các hoạt động từng được ưa chuộng.
  • Thường xuyên bỏ học hoặc học kém.
  • Thường xuyên phàn nàn về sức khỏe như đau đầu, đau dạ dày.
  • Khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ xã hội.
  • Không nhiệt tình, năng nổ.
  • Quá nhạy cảm khi bị từ chối hay thất bại.
  • Không quyết đoán, thiếu khả năng tập trung, hay quên.
  • Nói về chuyện bỏ nhà hay đã tìm cách bỏ nhà.
  • Tự ti, mặc cảm tội lỗi quá mức.
  • Thường xuyên nghĩ về cái chết hay có ý định tự tử, tự hủy hoại cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khác nhau tùy theo lứa tuổi:

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi:

  • Quấy khóc nhiều
  • Kém ăn, chậm lớn không do nguyên nhân thể lực.
  • Ngủ rất ít hoặc ngủ rất nhiều
  • Không thích chơi đùa, ít thể hiện các cảm xúc .

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 3-5 tuổi:

  • Ám ảnh sợ hay có những nỗi sợ hãi quá mức
  • Ngủ rất ít hoặc ngủ rất nhiều
  • Xin lỗi quá mức vì những sai phạm nhỏ như đánh đổ thức ăn, quên dọn đồ chơi…
  • Lóng ngóng, hay gặp tai nạn.
  • Không thích chơi đùa, ít thể hiện các cảm xúc tích.
  • Hành vi hung bạo
  • Bám chặt bố mẹ, tránh xa người lạ, ngại đối đầu với thách thức

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 6-8 tuổi:

  • Có những than phiền rất mơ hồ về thể lực.
  • Hành vi hung bạo.
  • Bám chặt bố mẹ, tránh xa người lạ, ngại đối đầu với thách thức.
  • Không thích chơi đùa, ít thể hiện các cảm xúc.

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ 9-12 tuổi:

  • Nói về chuyện chết chóc.
  • Lo ngại quá mức về việc học ở trường.
  • Không chơi với ai trong trường
  • Mất ngủ, tự buộc tội mình vì đã khiến cha mẹ và thầy cô thất vọng.

Việc trẻ thể hiện một vài hay thậm chí tất cả biểu hiện nói trên không có nghĩa là trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm.

Tuy nhiên, khi có các biểu hiện này, đặc biệt là ở mức độ nặng và/hoặc kéo dài một tháng trở lên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên gia, để chuyên gia chẩn đoán và điều trị sớm giúp rút ngắn các đợt trầm cảm, tránh xảy ra các đợt mới và ngăn ngừa việc trẻ học kém, tự gây tổn thương hoặc tự tử.

Minh Tâm 2 Tháng Bảy, 2023 2 Tháng Bảy, 2023
Share this Article
Facebook Twitter Copy Link Print
Leave a comment Leave a comment

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Stories

Uncover the stories that related to the post!
Nấu ănNuôi con

2 Cách nấu cháo tôm với rau ngót và cà rốt ngon cho bé

Nấu ănNuôi con

Cách làm rau câu phô mai ngon ngọt béo ngậy dành cho bé yêu

1
Nấu ănNuôi con

Cách nấu cháo gấc đậu xanh, nhanh, ngon, bổ dưỡng cho bé yêu

Nấu ănNuôi con

Mách mẹ cách chế biến quả bơ đúng cách cho bé yêu

Nấu ănNuôi con

Cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi

Nuôi conSau sinh

Cách cai sữa cho bé nhanh và hiệu quả mẹ nên biết

Nuôi conSau sinh

Ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?

Nuôi con

6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Show More
Dạy Cách Nấu Ăn

Dạy Cách Nấu Ăn là trang chia sẽ cách nấu ăn đơn giản tại nhà được nhiều người tin yêu, chúng tôi cũng có những bài viết về sức khoẻ, làm đẹp, mẹo vặt, nhằm mục đích mang  đến kiến thức bổ ích cho độc giả.

Quick Links

About US

  • Giới thiệu
  • Chính sách & Bảo mật
  • Bản quyền
  • Liên hệ

Website DayCachNauAn.Com. Phát Triển bởi Cooky 

Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?