Nước ối là 1 loại dung dịch trong suốt có 97% là nước bao bọc xung quanh thai nhi . Nước ối chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển, có tính kiềm, mùi hôi tanh.

Nước ối có rất nhiều tác dụng quan trọng trong quá trình mang thai như:
- Cung cấp chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển
- Giúp dây rốn của bé hoạt động tốt, không bị khô
- Giảm sang chấn do va đập khi mẹ bầu di chuyển cũng khi phòng tránh việc thai nhi bị viêm nhiễm
- Vào thời điểm sinh nở, vỡ ối đúng lúc giúp mẹ sinh con dễ dàng và thuận lợi hơn
- Dựa vào nước ối bác sĩ cũng chuẩn đoán được nhiều bệnh của mẹ và bé trong quá trình mang thai
Về liều lượng, lượng nước ối tăng dần lên trong quá trình mang thai. Trung bình thai 12 tuần có khoảng 60ml nước nối, 20 tuần là 350ml, 34 tuần là 500 đến 1000ml (1 lít ) nước ối. Khi thai đủ tháng thì lượng nước ối lại giảm dần
Một số khái niệm và bệnh liên quan đến nước ối
Thiếu nước ối
Khi thai gần đủ tháng, nếu lượng nước ối được xác định là dưới 200ml thì được coi là thiếu nước ối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể bắt nguồn từ hoặc bé. Một số nguyên nhân như: mẹ suy dinh dưỡng, thai nhi suy dinh dưỡng, thai quá ngày sinh, bé không có dạ dày, bé bị hẹp thực quản, bất sản thận…
Ảnh hưởng của thiếu nước ối:
Thiếu nước ối vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 có thể khiến thai nhi phát triển kém như chân tay lèo khèo, sơ cứng các khớp, trật khớp háng bẩm sinh, suy hô hấp
Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, sơ cứng khớp, dễ bị suy thai do dây rốn bị chèn ép, ngôi thai bị ngược gây khó đẻ…
Đa ối
Lượng nước ối trên 2000ml được coi là đa ối ( nhiều nước ối ). Các nguyên nhân có thể kể đến như: thoát vị não màng não, não úng thủy, cột sống chẻ đôi…
Về độ ảnh hưởng, có thể khiến bé bị dây rốn quấn quanh cổ, ngôi thai không bình thường, nhiều nước ối cũng khiến bụng mẹ quá to khiến mẹ khó thở, cò cơn co bóp tử cung gây vỡ nước ối sớm, sinh non, băng huyết sau sinh…
Trên đây là những tài liệu tham khảo về nước ối. Cụ thể tình hình sức khỏe của mẹ như thế nào thì tốt nhất mẹ nên có lịch khám định kỳ đều đặn và giữ tâm lý thoải mái không được quá lo lắng là điều quan trọng nhất.