Rau hẹ không chỉ là một loại gia vị được sử dụng làm nguyên liệu chế biến trong nhiều món ăn ngon mà còn là loại thuốc quý có công dụng tuyệt vời để trị bệnh tật.
Để có những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình, bạn bạn hãy dành một chút thời gian tìm hiểu tác dụng của cây lá hẹ dưới đây.
Tác dụng của cây lá hẹ trong chăm sóc sức khỏe con người
Tác dụng của cây lá hẹ trị cảm lạnh, sốt và ho

Cây lá hẹ đã được sử dụng từ trong dân gian là loại cây thuốc có hiệu quả trị cảm, sốt, ho nhất là đối với trẻ nhỏ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh với trẻ nhỏ còn nhiều hạn chế chính vì vậy mà sử dụng lá hẹ là giải pháp hữu hiệu nhất.
Cách sử dụng:
Chỉ cần một nắm lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ sau đó trộn với một ít đường phèn hấp cách thủy. Với người lớn có thể ăn cả cái lẫn nước nhưng đối với trẻ nhỏ chỉ sử dụng nước. Thực hiện sau 2-3 ngày sẽ giảm bớt ngay những cơn ho đờm. Với những người bị cảm lạnh nên cho thêm vài lát gừng.
Tác dụng của cây lá hẹ trị hen suyễn

Đối với những người có vấn đề về bệnh hen suyễn, hãy thực hiện với hiệu pháp chữa bệnh từ cây lá hẹ.
Cách thực hiện như sau:
Chỉ cần 10gam củ hẹ, 20gam lá hẹ ép lấy nước uống, thực hiện thường xuyên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị táo bón từ cây lá hẹ
Với người Việt Nam, bệnh táo bón là một trong những căn bệnh phổ biến mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.
Để chữa bệnh táo bón có rất nhiều cách, một trong những cách có hiệu quả chính là sử dụng hạt cây hẹ. Hạt hẹ được rang vàng, giã nhỏ pha với nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 2 lần, kết hợp với ăn uống điều độ, ăn nhiều chất xơ sẽ có hiệu quả giảm tình trạng bệnh táo bón.
Tác dụng của cây lá hẹ trị đái dầm
Đái dầm là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, để trị căn bệnh đái dầm này mẹ có thể thực hiện với cây lá hẹ.
Cách dùng:
Sử dụng 50gam gạo trắng nấu cháo với 20gam rễ hẹ. Cho thêm gia vị cho vừa miệng, sau đó cho bé ăn khi còn nóng. Khi thực hiện với rễ cây hẹ mẹ phải thực hiện liên tục 10 ngày mới thấy hiệu quả.

Bên cạnh đó cây lá hẹ còn có tác dụng trị bệnh tiểu đêm. Nhiều người cho rằng tiểu đêm là do uống nhiều nước nhưng theo nghiên cứu thì đây không phải là nguyên nhân. Nếu tiểu đêm thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là với những người cao tuổi.
Để trị bệnh tiểu đêm, bạn có thể thực hiện như sau:
Cây lá hẹ, dây tơ hồng, ngũ vị tử, phúc bồn tử, nữ trinh tử mỗi loại thuốc 40gam. Tất cả nguyên liệu này được phơi khô, tán bột sau đó chia uống mỗi lần 6gam, mỗi ngày uống 2 lần.
Tác dụng của cây lá hẹ trị chứng ra mồ hôi trộm
Với nhiều trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ thiếu canxi thì hiện tượng ra mồ hôi trộm rất rõ rệt. Vậy mẹ thường làm gì để khắc phục điều này.
Nếu các mẹ biết hãy thực hiện với cây lá hẹ như sau:
- 200gam lá hẹ tươi,
- 100gam thịt rắn.
Hai nguyên liệu được hấp chín, thêm gia vị và cho bé ăn hằng ngày.
Chăm sóc da từ cây lá hẹ
Bạn có thể thực hiện với bí quyết chăm sóc da đơn giản từ cây lá hẹ, bởi trong lá hẹ có thành phần kháng khuẩn và nấm rất tốt.
Hẹ có thể thay thế những loại thuốc bổi hay kem dưỡng da để chăm sóc làn da của bạn, giúp bạn kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, giúp vết thương nhanh chóng lành nhất là những vết thương của mụn nhọt.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể chăm sóc da khô với lá hẹ, chỉ cần lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên da, thực hiện thường xuyên bạn sẽ có làn da mịn màng.
Ngoài ra, nhờ có tình kháng khuẩn mà cây lá hẹ còn có tác dụng trị mụn, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Thường xuyên đắp mặt nạ, ăn nhiều lá hẹ sẽ hạn chế được mụn nhọt rõ rệt.
Tác dụng của cây lá hẹ đã cho bạn thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình. Hãy ghi nhớ và đừng quên chia sẻ cho bạn bè người thân về tác dụng của cây lá hẹ này.