Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ, có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần.
Vậy vì sao trẻ lại bị trầm cảm?
Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Góc Ẩm Thực nhé!
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Tiền căn bệnh của gia đình
Bố mẹ hay một ai đó trong gia đình từng bị trầm cảm là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.
Rạn nứt trong mối quan hệ với gia đình
Rạn nứt trong mối quan hệ với gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của trẻ.
Lúc này trẻ bị hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình rồi tự trách mình.
Chẳng hạn như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị. Bên cạnh đó, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người vì thế thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ.
Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi.
Trẻ bị bạn bè bắt nạt tuy nhiên không thể nói với ai, cha mẹ cũng không quam tâm hỏi han khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.
Bạo lực
Bạo lực gia đình: Bố mẹ, anh chị hay bất kỳ ai khác đánh mắng trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ.
Bạo lực học đường: Khi đi học trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.
Áp lực học tập
Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ: Áp lực từ gia đình, thầy cô, bạn bè,…
Bố mẹ luôn muốn con học giỏi, thông minh vì thế đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti.
Áp lực còn ở trong trường học, chẳng hạn giáo viên yêu cầu bé tả cây cau; nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học.
Thất bại trong học tập hay thi cử mặc dù trước đó trẻ học rất giỏi.
Bố mẹ áp đặt
Đa số các bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Trẻ sẽ thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định việc của mình, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.
Thay đổi môi trường sống đột ngột
Thay đổi môi trường sống, học tập thật sự không hề dễ dàng đối với một đứa trẻ. Khi tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển hoàn toàn sẽ tạo cho trẻ nhiều rào cản.
Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường tuy nhiên không cho bé biết. Trong trường hợp này nhiều bé cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.
Đa phần cha mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé cảm thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.
Trầm cảm ở trẻ em là một bệnh lý rất phức tạp và vô cùng nguy hiểm.
Mong rằng những kiến thức Vochongnho.comđã chia sẻ là hành trang cho các bậc phụ huynh nhận biết nguyên nhân của bệnh lý. Từ đó đưa ra những cách phòng tránh bệnh giúp con trẻ ngày càng tự tin và phát triển toàn diện.