Vắc-xin được coi là một bước đột phá trong y tế dự phòng. Vắc-xin giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo vệ cho trẻ, cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi dưới đây.
Trẻ sơ sinh
- Lao (BCG): Mũi 1
- Viêm gan B: Mũi 1
Trẻ 2 tháng tuổi
- 6 trong 1 (Infanrix Hexa): Mũi 1
- Tiêu chảy (Rota): Mũi 1
- Viêm tai, phổi, não: Mũi 1
Trẻ 3 tháng tuổi
- 6 trong 1 (Infanrix Hexa): Mũi 2
- Tiêu chảy ( Rota): Mũi 2
Trẻ 4 tháng tuổi
- 6 trong 1 ( Infanrix Hexa): Mũi 3
- Viêm tai, phổi, não: Mũi 2
Trẻ 6 tháng tuổi
- Bệnh cúm (Vaxigrip): 2 mũi
- Viêm màng não mô cầu B+C: Mũi 1
- Viêm tai, phổi, não: Mũi 3
Trẻ 9 tháng tuổi
- Viêm màng não mô cầu B+C: Mũi 2
- Sởi (MVVac): 1 mũi
Trẻ 12 tháng tuổi
- Sởi, quai bị, rubella: Mũi 1
- Thủy đậu (Varivax/Varicella): 1 mũi
- Viêm não Nhật Bản (Jevax): 2 mũi
- Viêm gan A: Mũi 1
- Viêm tai, phổi, não: Mũi 4
Trẻ từ 15 đến 24 tháng tuổi
- 6 trong 1 (Infanrix Hexa): Mũi 4
- Viêm gan A: Mũi 2
- Bệnh cúm (Vaxigrip): Mũi 3
Trẻ đủ 24 tháng tuổi
- Viêm màng não mô cầu A+C: Mũi 1
- Viêm màng não Nhật Bản (Jevax): Mũi 3
- Thương hàn: 1 mũi
- Tả: 2 lần uống
Trẻ trên 24 tháng tuổi
- Sởi, quai bị, rubella: Mũi 2
- Bệnh cúm (Vaxigrip): Hàng năm
- Viêm màng não mô cầu A+C: Mũi 2
- Viêm não Nhật Bản (5-15 tuổi): 3 năm/mũi
- Bạch hầu – Ho gà – uốn ván: 2 mũi
Bố mẹ cần lưu ý:
Vaxin cúm được tiêm mỗi năm một lần. Đặc biệt là những người có nguy cơ biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Trẻ dưới 8 tuổi chưa chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm ngừa phải tiêm liều thứ 2 sau 4 năm.
Sau khi tiêm nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đó là phản ứng không đáng ngại. Sau năm đầu bạn nên đưa trẻ đi tiêm chủng nhắc lại theo thông báo và nhắc nhở của nhân viên y tế.